(1068) QUỐC KỲ
(1068) QUỐC KỲ
Quốc kỳ đáng để mọi người tôn,
Là biểu trưng truyền thống, quốc hồn!
Xương máu biết bao đời nhuộm thắm,
Người không tôn trọng phải đâu khôn?!
Phương Minh (2/2010)
6/4 (123)
(1068) QUỐC KỲ
Quốc kỳ đáng để mọi người tôn,
Là biểu trưng truyền thống, quốc hồn!
Xương máu biết bao đời nhuộm thắm,
Người không tôn trọng phải đâu khôn?!
Phương Minh (2/2010)
6/4 (123)
(1067) KHEN TỪ ĐỘNG CƠ
Thấy ai làm tốt vội khen ngay,
Dể vướng sai lầm tai hại thay!
Bình tỉnh tìm xem sao lại thế,
Động cơ tốt mới đáng khen hay!
(2/2015)
(1066) XEM NHƯ QUÍ NGỌC
Nhà văn hóa với nhà khoa học,
Nhân loại xem như là quí ngọc!
Nhờ họ mà đời sống đổi thay,
Là ân nhân của nhiều dân tộc!
Phương Minh(9/1980)
(1063) MƯU TOAN CHIẾM ĐẢO
Đât, trời, biển của Việt Nam ta,
Chứng cứ nước ta có đủ mà !
Trung quốc cứ ngang nhiên chiếm đảo,
Làm càng như thế …được sao a?!
(11/2009)
(1062) CHẲNG CỦA RIÊNG AI
Nhà văn hóa chẳng của riêng ai,
Thiên hạ hay lầm, nhận xét sai!
Họ là vốn quí chung nhân loại,
Rất cần cho hiện tại, tương lai…!
9/199o)
(1061) NGÀY XUÂN VÀ TUỔI XUÂN
NGÀY XUÂN vừa đến rồi quay đi,
Muốn hưởng, cứ chờ, đâu ngại gi !
Khác hẳn TUỔI XUÂN nhanh hết quá,
Đến khi bừng tỉnh chẳng còn chi !
(2/2015)
17/2 , 11/2 (312),
(1060) CỦA CHUNG NHÂN LOẠI
Tiến bộ, tinh hoa,… dù của ai,
Tranh giành, kỳ thị,… đều là sai!
Cứ xem là của chung nhân loại,
Ắt thắm tình người, tránh họa tai !
(8/1965)
9/2 ,
(1059) LỢI ÍCH TỪ THƠ
Chọn những ý hay thật lợi, cần,
Mượn thơ ngắn, gọn ghi dần dần;
Mong sao người đọc vui cảm nhận:
Thơ cũng ích đời, lợi nước, dân!
(8/1965)
12/2 ,
(1058) DÙNG VỐN HỌC
Đem vốn học ra làm lợi đời,
Giúp cho nhân cách sáng ngời ngời,
Ai vì ham lợi sanh tâm ác,
Đừng trách đời nguyền rủa lắm lời!
(12/1964)
(1057) CHÊ, KHEN THƠ
Chê, khen thơ phải lợi cho đời,
Thận trọng, khách quan chọn ý, lời!
Không khắc khe, thiên lệch, nễ, nịnh,…
Khiến lời phê đúng, hay tuyệt vời!
(9/1975)
6/2 ,
(1056) TÂM, TÀI VÀ ĐỨC
Tài, đức đều do tâm sản sinh,
Chính là sở hửu của riêng mình!
Những người có cả tài và đức,
Luôn sống vì đời thật chân tình!
(5/1966)